Tôn vinh văn hóa Việt

Mẫu nhà sàn Tây Bắc

5699 Tin tức


MỤC LỤC

I. Đặc điểm chung của Nhà sàn tây Bắc

II. Phân loại các mẫu nhà sàn Tây Bắc

2.1. Nhà sàn dân tộc Mường

2.2. Nhà sàn dân tộc Thái

2.3. Nhà sàn dân tộc Tày

III. Lời kết
 


Nhà sàn Tây Bắc là một trong những mẫu nhà ở mang đặc trưng văn hoá tiêu biểu của một số đồng bào các dân tộc như Tày, Mường, Thái… Hiện nay, Các mẫu nhà sàn Tây Bắc đang ngày càng được gìn giữ và phát triển cũng như được nhiều người biết đến. Trong bài viết ngày hôm nay, Nhà gỗ An Phú sẽ cùng quý khách hàng tìm hiểu thêm về mẫu nhà sàn này.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ SÀN TÂY BẮC

Nhà sàn là mẫu nhà cực kỳ quen ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Ý nghĩa của nhà sàn vô cùng to lớn, đây không chỉ là nơi che mưa che nắng, là nơi sinh hoạt của gia đình mà ngày nay nhà sàn còn thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá của các dân tộc nơi đây.

Nhà sàn Tây Bắc là mẫu nhà được xây dựng trên những cột gỗ tốt, chắc chắn. Các cột có thể được đặt trên mặt đất bằng phẳng hoặc ở các ao hồ. Trước đây vật liệu để xây dựng nhà sàn chủ yếu là các vật liệu từ thiên nhiên như: Gỗ, lá cọ, tre, nứa… Tuy nhiên ngày nay để tăng thêm độ chắc chắn cùng như để cho nhà sàn Tây Bắc thêm phần phong phú hơn thì người ta đã sử dụng thêm một số vật liệu khác như: bê tông, gạch, đá, ngói nung…

Có thể thấy được rằng, Nhà sàn dân tộc Tày, Nhà sàn dân tộc thái hay Nhà sàn dân tộc Mường đều có những đặc điểm xây dựng hoặc các kiến trúc hoa văn chạm khắc sẽ có sự khác nhau. Nhà sàn cũng có nhiều phong cách và kích thước để gia chủ có thể lựa chọn.

Về tiểu cảnh của nhà sàn, gia chủ có thể lựa chọn các loại chậu cây cảnh hoặc vườn cây để tô thêm vẻ đẹp của nhà sàn, giúp ngôi nhà có thêm điểm nhấn thú vị, mang tới không gian thoáng mát và trong lành.

Việc gìn giữ các mẫu nhà sàn Tây Bắc cho đến tận ngày nay có thể cho thấy rằng đây là mẫu nhà vẫn còn được nhiều gia đình yêu thích, giúp gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.

PHÂN LOẠI CÁC MẪU NHÀ SÀN TÂY BẮC

Nhà sàn dân tộc Mường

Nhà sàn dân tộc Mường chủ yếu được xây dựng ở sườn đồi hoặc trên núi. Bởi đây chính là tập tục của người Mường trước đây khi chọn nơi để sống. Người Mường quan niệm rằng, khi làm nhà sàn ở sườn đồi hoặc trên núi thì có thể giúp thuận tiện trong việc làm nương rẫy.

Đối với nhà sàn của người Mường, họ cực kỳ quan trọng việc chọn hướng cho ngôi nhà, vì họ quan niệm nếu chọn hướng đúng thì sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều may mắn và sức khoẻ, vận mệnh của gia chủ sẽ tốt hơn khi đúng hướng tụ linh khí của đất trời.

Cách bày trí của những ngôi nhà sàn của người Mường cũng khá đặc biệt, thường mỗi ngôi nhà sẽ có 2 cầu thang chính và phụ được đặt ở đầu và cuối ngôi nhà. Các bước của cầu thang sẽ là số lẻ bởi họ quan niệm số chẵn để thiết kế cầu thang sẽ không mang lại nhiều may mắn.

Kiến trúc nhà sàn người Mường thưỡng sẽ có số gian từ 3-5 gian, mỗi gian sẽ được chia thành các khu vực có chức năng khác nhau như: Gian tiếp khách, gian thờ cúng tổ tiên, gian ngủ, gian bếp…

Thường các ngôi nhà sàn của dân tộc Mường sẽ có gác để tích trữ lương thực hoặc để các đồ dùng của gia đình. Dưới gầm sẽ sử dụng để nhốt gia súc hoặc cất dụng cụ lao động. Tuy nhiên ngày nay nhà sàn của người Mường đã có sự phát triển và thay đổi để đảm bảo được vệ sinh cung như mang tới một không gian sống thoáng mát và tiện nghi hơn cho gia chủ.

Nhà sàn dân tộc Thái

Nhà sàn dân tộc Thái là mẫu nhà sàn hướng tới sự an toàn và tiện nghi cho gia chủ, bởi theo họ một ngôi nhà tốt và an toàn sẽ giúp họ chống chọi được với các điều kiện sống khắc nghiệt như sạt lở, bão lũ ở vùng núi phía bắc. Do đó vật liệu xây dựng nhà sàn dân tộc thái thường sẽ là các loại gỗ tốt để làm cột và vách. Phần trên của nhà sàn thường cách mặt đất trên 2m để đảm bảo thoải mái khi di chuyển trong gầm nhà.

Các hệ thống của các ngôi nhà sàn dân tộc thái thường cực kỳ chắc chắn, được tính toán kỹ lưỡng lắp ráp 1 cách chi tiết và cẩn thận. Tuy là mẫu nhà đơn sơ và mộc mạc nhưng có thể thấy rằng các ngôi nhà sàn dân tộc Thái truyền thống vẫn có thể đảm bảo tính bền bỉ theo thời gian, giúp gia chủ có chỗ ở an toàn và yên tâm khi mùa bão lũ đến.

Cũng như nhiều mẫu nhà sàn của các dân tộc khác, nhà sàn dân tộc Mường thường sẽ được chia chức năng theo các gian hoặc ngầm chia theo giới hoặc chức vị trong ngôi nhà. Phần dưới gầm nhà sàn được tận dụng để nhốt gia súc, gia cầm hoặc các dụng cụ lao động quen thuộc như: cày, cuốc, xẻng, dao…

Nhà sàn dân tộc Tày

Trong số các mẫu nhà sàn ở Tây Bắc, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhà sàn dân tộc Tày phổ biến nhất. Nhà sàn dân tộc tày cực kỳ chắc chắn cũng như mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc họ.

Đa số các ngôi nhà sàn của người Tày được làm bằng gỗ, lá cọ, ván… Những loại cây gỗ lâu năm và có thể chống chọi với thiên nhiên sẽ được người dân lựa chọn. Nhà sàn dân tộc Tayf chỉ có 1 cầu thang lên xuống, đi sâu vào các thì các gian sẽ được chia thành các gian sinh hoạt, gian nấu nướng, phòng ngủ, phòng chứa lương thực của gia đình…

Nhà sàn dân tộc Tày thường được thiết kế với diện tích lớn, giúp gia chủ có không gian sống thoải mái hơn. Các gian có thể được chia cách bởi tường hoặc không mở gian để tạo cảm giác thoáng mát và rộng lớn hơn.

Nhà sàn dân tộc Tày thường có 4 dạng gồm: Nhà Quan Ma, Nhà Lều, Nhà Cai Tử, Nhà con Thong.

LỜI KẾT

Trên đây, Nhà Gỗ An Phú đã giới thiệu tới bạn những mẫu kiến trúc nhà sàn Tây Bắc nói chung và các mẫu nhà sàn của các dân tộc Mường, Thái, Tày nói riêng. Hi vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về những ngôi nhà sàn tây Bắc cực kỳ đẹp mắt và thu hút này. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu thiết kế và thi công mẫu nhà sàn tây Bắc hãy liên hệ ngay với Nhà gỗ An Phú để được hỗ trợ.


THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÀ GỖ AN PHÚ

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 410, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10 , Tp.HCM

Điện thoại: 02873.00.83.88- 1800.64.64.76 - 0909.377.365

Xưởng sản xuất

Địa chỉ: Ấp 2, Đường Nhị Bình 15, Xã Nhị Bình, Huyện Hóc Môn, TP HCM

Điện thoại: 02873.00.83.88- 0932.112.365