Các mẫu nhà gỗ cổ đẹp nhất Việt Nam nơi gìn giữ văn hóa Việt.
CÁC MẪU NHÀ GỖ CỔ ĐẸP NHẤT VIỆT NAM NƠI GÌN GIỮ VĂN HÓA VIỆT
Nhà gỗ An Phú xin giới thiệu cúng quý khách hàng về nhà cổ bằng gỗ, nhà gỗ cổ Việt Nam, nhà ở của Việt Nam. Nhà ở dân gian Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển biến từ nhà sàn đến nhà nền đất. Nhà nền đất vùng xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ hay lá dừa nước, cọ, nếu là kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng gạch với vì kèo gỗ. Nhà chính thường có số gian lẻ (1, 3 hay 5) cùng với 1 hoặc 2 chái. Nhà chính thường quay về hướng nam, hướng này có thể đón ánh nắng khi trời lạnh, đón được gió mát về mùa Hạ.
Về cấu tạo nhà gỗ cổ Việt Nam gồm:
1 Cột
2 Xà
2.1 Trong khung
2.2 Ngoài khung
3 Kẻ
4 Dầm
5 Rường
6 Các kết cấu mái
7 Các kết cấu nhà kẻ truyền khác
Cột nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Cột là trụ đỡ của căn nhà, gần như toàn bộ trọng lượng của căn nhà đều được đặt trên hệ thống cột này. Hệ thống cột trong kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam gồm: cột cái, cột quân (cột con) và cột hiên.
Cột cái: hay còn được gọi là cột chính (cột to nhất) được đặc ở hai đầu nhịp chính.
Cột quân: hay cột con (thấp và bé hơn cột cái) là những cột phụ, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính.
Cột hiên: nằm ở vị trí trước hiên nhà, thấp và bé hơn cột quân
Xà nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Xà là các giằng ngang chịu kéo, có nhiệm vụ liên kết các cột với nhau. Xà nhà gồm hệ thống các xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung:
Trong khung
Xà lòng hay chếch: liên kết các cột cái của khung
Xà nách hay xà thuận: có nhiệm vụ liên kết cột cái với cột quân trong khung nhà.
Ngoài khung
Các loại xà nằm ngoài khung gồm có:
Xà thượng: xà nằm gần trên đỉnh của cột cái liên kết các cột cái giữa các khung với nhau
Xà hạ: hay xà đại, nằm dưới xà thượng phía trên quá giang, có nhiệm vụ liên kết các cột cái giữa các khung, tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái.
Xà tử thượng: được liên kết với các cuột quân và có vị trí nằm dưới xà tử hạ
Xà tử hạ: có nhiệm vụ liên kết các cột quân và nằm ở phía trên đầu cột quân.
Xà ngưỡng: Liên kết dưới chân các cột quân và được đặt ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.
Xà hiên: là loại xà có chức năng liên kết trên đầu các cột hiên của các khung.
Thượng lương nhà gỗ cổ truyền Việt Nam: còn gọi là đòn đô ông hay là xà nóc, đặt trên đỉnh mái.
Kẻ nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Kẻ là dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên cá cột bằng liên kết mộng. Thường có các loại kẻ sau:
Kẻ ngồi: Là các kẻ gác từ cột cái sang cột quân, nằm trong khung.
Kẻ hiên: là kẻ gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm qua cột hiên để đỡ phần chân mái.
Dầm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Bảy hậu: là dầm nằm trong khung liên kết vào các cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vảy phía sau. Thông thường, nhà ở thì mặt tiền dùng kẻ mặt, mặt sau dùng bẩy, gọi là nhà Tiền Kẻ – hậu Bẩy. Đối với các công trình tín ngưỡng công cộng như đình, chùa, đền, miếu, thì bốn mặt xung quanh đều có hiến thoáng nên không có cột hiên, nên thường dùng bẩy hiên.
Câu đầu nhà gỗ: là dầm ngang chính, có chức năng khóa đầu trên của cột cái, được đặt trên cùng.
Rường nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Con rường hay còn gọi là chồng rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt trồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.
Rường bụng lợn: hay còn gọi là con lợn. Là con rường trên cùng, gối trên rường bên dưới quan hai đoạn cột ngắn gọi là trụ rốn, có nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Phía dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường được điêu khắc trang trí. Con lợn còn có thể thay bằng giá chiêng.
Rường cụt loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.
Các kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Hoành: là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dọc nhà gỗ, vuông góc với khung nhà, kích thước hoành phụ thuộc vào kích thước của gian lòng nhà.
Rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (vuông góc với hoành), gối lên hệ thống hoành.
Mè (nito) là các dầm phụ nhỏ, đặt vuông góc với rui, song song với hoành, gối lên hệ rui. Khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành – rui mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màn và lợp ngói bên trên.
Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp mè.
Ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng, bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.
Căn cứ vào chất liệu gỗ ta có một số mẫu nhà gỗ cổ Việt Nam:
Nhà cổ bằng gỗ Lim
Nhà cổ bằng gỗ Mít
Mẫu nhà gỗ Lim đẹp
Nhà cổ bằng gỗ Xoan
Căn cứ vào hình dáng, diện tích thì nhà gỗ cổ Việt Nam được chia thành:
Nhà gỗ kẻ chuyền 5 gian
Nhà gỗ kẻ chuyền 3 gian
Mẫu nhà gỗ cổ đơn giản
Mẫu nhà gỗ cổ cấp 4 đẹp
Nhà gỗ cổ kết hợp nhà xây đá ong
Cách sắp xếp nội thất, trang trí không gian nhà gỗ cổ Việt Nam.
Bên cạnh những hình ảnh giản dị và mộc mạc bên ngoài của nhà gỗ cổ Việt Nam. Thì phần nội thất nhà gỗ bên trong chính là điểm nhấn ấn tượng giúp cho căn nhà trở nên đúng theo phong cách Việt, văn hoá Việt.
Nội thất nhà gỗ cổ Việt Nam: Đây chính là phần được phục vụ nhu cầu sống và thờ cúng như: bàn ghế, bàn thờ, tủ, sập…Đều là những phần nội thất không thể thiếu. Nội thất vừa thể hiện được phong cách của gia chủ, vừa phân biệt được kiểu nhà gỗ cổ Việt Nam với mẫu nhà khác trong nước nói riêng và phân biệt với các ngôi nhà gỗ cổ của Trung Hoa và Nhật Bản.
Đặc biệt có những phần nội thất của nhà gỗ cổ Việt Nam mà ở nhiều kiểu nhà gỗ khác không có được. Điều này đem lại sự thân quen, bình dị và mộc mạc của những ai đã đi qua một thời kỳ lịch sử, một nét đặc trưng của văn hoá Việt.
Cách sắp xếp nội thất nhà gỗ cổ Việt Nam: Một căn nhà gỗ cổ Việt Nam muốn đẹp, đúng thuần Việt không chỉ có hình thức bên ngoài mà còn thể hiện ở phần nội thất bên trong.
Gian chính giữa của ngôi nhà gỗ cổ Việt Nam: Đây là gian được thiết kế có diện tích lớn nhất. Luôn được bố trí làm gian thờ cúng gia tiên của nhà gỗ cổ Việt Nam. Vậy ở gian chính giữa nội thất sẽ được bày trí hết sức tâm linh và gọn gàng đẹp mắt.
Án gian là phần không thể thiếu ở gian chính giữa của nhà gỗ. Được làm chủ yếu từ chất liệu là gỗ mít, gỗ Gụ một loại gỗ tâm linh của nhà gỗ cổ truyền. Án gian được thiết kế tùy theo nhu cầu cũng như phong cách của nhà gỗ cổ Việt Nam. Trên án gian được chạm trổ nhiều hoa văn đẹp mắt theo tích phong thuỷ thờ cúng.
Hoành phi câu đối cũng là phần nội thất cơ bản của nhà gỗ cổ Việt Nam. Hai cấu kiện này thường đi tông với nhau, có thể là gỗ lim, gỗ mít, gỗ Gụ cũng có thể làm từ đồng. Trên các mẫu này có nhiều chữ, với nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác nhau.
Gian bên trái, phải
Ở bên trái nhiều gia chủ thường sẽ bày trí phòng tiếp khách và nghỉ ngơi tạm. Vậy cho nên những phần nội thất sẽ phục vụ nhu cầu này của gia chủ và khách đến thăm nhà.
Trường kỷ là bộ bàn ghế đặc trưng của nhà gỗ cổ truyền. Bao gồm 1 bàn và 2 ghế dài phục vụ cho nhu cầu tiếp khách. Chất liệu gỗ làm nên trường kỳ sẽ là gỗ lim, gỗ gụ. Trên bộ bàn ghế này cũng có thể để trơn hoặc chạm khắc nhẹ.
Sập gụ tủ chè cũng sẽ là phần nội thất hết sức cơ bản và cần phải có. Sập được hình thành từ một mảnh gỗ nguyên khối, có hình chữ nhật, được để trơn hoặc chạm khắc hoa văn nhẹ.
Tủ chè nhà gỗ cổ Việt Nam cũng là hình ảnh quen thuộc của nhà gỗ cổ Việt Nam. Với vị trí ở sát tường hậu của ngôi nhà gỗ cổ Việt Nam. Dùng để đựng và trưng bày một số những vật dụng trong nhà cổ.
Đây là toàn bộ những phần nội thất nhà gỗ được bày trí ở gian biên bên cạnh. Tất cả sẽ được kiến trúc sư đưa vào một cách khéo léo nhất. Đảm bảo được công năng hoạt động của căn nhà
Hai chái ở ngoài cùng: Trong trường hợp là ngôi nhà gỗ 5 gian, thì hai chái ngoài cùng nhất sẽ là gian để làm nơi nghỉ ngơi và sinh hoạt. Vậy nên phần nội thất bên trong hái chái này cũng có thể là giường ngủ, tủ, bàn…
Những lưu ý trong cách bố trí nhà nội thất của nhà gỗ cổ Việt Nam :
Sự đồng điệu về màu sắc
Để tương xứng với một căn nhà gỗ cổ Việt Nam thì màu sắc được xem là hết sức quan trọng. Các chất liệu gỗ phải đồng màu với nhau. Tạo nên sự đồng điệu về màu sắc giữa các cấu kiện bên trong và phần nội thất. Đảm bảo được không gian căn nhà chuẩn phong cách kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam.
Sự cân xứng về mặt kích thước
Điều thứ hai cần lưu ý khi bày trí nội thất nhà gỗ cổ Việt Nam đó chính là kích thước. Kích thước phải tương xứng, không quá to cũng không quá bé cho căn nhà gỗ cổ Việt Nam. Nếu không sẽ giảm bớt tính thẩm mỹ của căn nhà. Vậy nên trước khi làm đồ nội thất thì cần phải tính toán kỹ về mặt kích thước.
Lựa chọn chất liệu nội thất nhà gỗ cổ Việt Nam;
Chất liệu nội thất cổ truyền cũng là điểm đáng lưu tâm. Hãy cố gắng sử dụng những chất liệu bền, cao cấp và có chất lượng. Để có thể đi theo căn nhà gỗ trong chiều dài của lịch sử. Không sử dụng quá nhiều loại gỗ để làm đồ nội thất.
Trên đây là một vài gợi ý về cách sắp xếp nội thất trong từng không gian nhà gỗ cổ Việt Nam. Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ đến mọi người để cùng phát triển hơn nữa. Từ đó Kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam sẽ ngày càng được lưu truyền với thời đại.
Những ngôi nhà gỗ cổ đẹp nhất Việt Nam Quý khách có thể tìm và tham khảo qua một số ngôi nhà sau.
Nhà cổ làng Lộc Yên
Nhà của công tử Bạc Liêu.
Nhà cổ làng Cự Đà
Nhà cổ Bình Thủy - Cần Thơ
Nhà cổ đẹp nhất xứ Thanh.
Nhà gỗ của quan Tổng đốc Sơn Tây.
Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin về nhà gỗ cổ Việt Nam, Kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam, giá nhà gỗ cổ truyền, Cách làm nhà gỗ cổ truyền, đơn vị thi công nhà gỗ cổ truyền Việt nam ….. Liên hệ: Nhà gỗ An Phú qua số 0932.112.365 để biết thêm thông tin chi tiết.
Văn phòng tại Hồ Chí Minh Địa chỉ: 410, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM Điện thoại: 02873.00.83.88- 1800.64.64.76 - 0909.377.365 Xưởng sản xuất Địa chỉ: Ấp 2, Đường Nhị Bình 15, Xã Nhị Bình, Huyện Hóc Môn, TP HCM Điện thoại: 02873.00.83.88- 0932.112.365 |